Sẽ thành lập ngân hàng lúa gạo ?
Vụ đông xuân 2012-2013, nông dân Đồng Tháp xuống giống hơn 200.000ha lúa. Trong số này, có 22.000ha (hơn 10%) được doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ với giá nhỉnh hơn thị trường. Trong chương trình thu mua tạm trữ vụ đông xuân này, tỉnh được phân bổ chỉ tiêu tạm trữ 58.000 tấn lúa, ít hơn vụ đông xuân năm ngoái 25.000 tấn. Cả chính quyền và người dân đều mong muốn khâu tiêu thụ hanh thông hơn, giá trị hạt lúa được nâng cao hơn.
Nông dân tỉnh Đồng Tháp tham quan Nhà máy Xay xát lúa gạo Tân Hồng.
Liên kết “3 bên”
Ông Lê Vĩnh Tân – Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp cho biết, ông có ý tưởng muốn thành lập thí điểm ngân hàng lúa gạo tại tỉnh này. Theo đó, nếu ngân hàng này được thành lập, khi có hợp đồng tiêu thụ, đến mùa thu hoạch, nông dân gửi lúa vào kho của doanh nghiệp, khi nào thấy giá phù hợp thì bán. Tại kho, doanh nghiệp sẽ cấp phiếu thu và nông dân có thể cầm phiếu thu đó thế chấp vay tiền, hoặc trả nợ ngân hàng.
Khi nào thấy giá lúa cao, nông dân đặt lệnh bán thì doanh nghiệp có trách nhiệm trả tiền cho nông dân qua ngân hàng. Lúc đó ngân hàng sẽ trả lại tiền cho người dân theo phiếu thu đã giữ. Phần doanh nghiệp, sau khi nhận lúa của nông dân thì được toàn quyền tạm trữ hay bán đi mà không cần đợi ý kiến của nông dân.
Trao đổi với phóng viên, ông Tân nói, người dân vùng ĐBSCL cứ sau mỗi vụ thu hoạch lại không có chỗ chứa lúa, thường phải bán tại ruộng và giá khi thấp khi cao. Trong khi đó, doanh nghiệp cũng rất cần mua lúa nhưng họ thường thiếu lượng tiền mặt. Họ sẽ phải chờ chủ trương của Chính phủ hỗ trợ thu mua tạm trữ, hoặc họ phải vay vốn ngân hàng. Nếu doanh nghiệp cam kết mua theo giá từng thời điểm thì họ có quyền lấy số lúa này phục vụ xuất khẩu.
Lúc này, không cần biết số lúa còn nằm trong kho hay không, nhưng nông dân muốn thanh toán ở thời điểm nào thì doanh nghiệp sẽ trả tiền theo giá của thời điểm đó. Doanh nghiệp không cần vay tiền ngân hàng, còn nông dân muốn trả tiền ngân hàng hay muốn vay để sản xuất thì cứ cầm phiếu đến ngân hàng. Khi thí điểm sẽ có ưu đãi đối với doanh nghiệp khi họ vay vốn làm kho bãi, lò sấy.
Nhà nông sẽ hưởng lợi
Về ý tưởng thành lập ngân hàng lúa gạo, ông Lê Vĩnh Tân cho biết, cách làm này có phần giống cách mà Công ty BVTV An Giang đang làm. “Ở Thái Lan, Nhà nước mua lúa của nông dân với giá cao, còn chúng tôi làm ở mức hỗ trợ cho nông dân gửi lúa, rồi nông dân bán theo giá thị trường ở thời điểm nào họ thấy tốt nhất. Đây chỉ mới là ý tưởng, tôi sẽ bàn bạc với các ngành chức năng của tỉnh, nếu được sự thống nhất sẽ làm thì điểm 1-2 nơi, sau đó xem xét hiệu quả rồi mới tính tiếp” – ông Tân nói.
Nông dân cần chỗ gửi, doanh nghiệp cần lúa để xuất khẩu, nếu muốn 2 chỗ này gặp nhau sẽ cần thêm một liên kết từ ngân hàng, tạo thành liên kết nông dân – doanh nghiệp – ngân hàng.
Ông Lê Minh Phương – Phó Giám đốc ngành lương thực (Công ty CP Bảo vệ thực vật An Giang) cho biết, hiện công ty này đang áp dụng chính sách thu mua có một số điểm tương đồng với ý tưởng “ngân hàng lúa gạo” của Đồng Tháp. Vụ đông xuân này, công ty có hợp đồng tiêu thụ với 19.000ha với nông dân, riêng Đồng Tháp là 5.000ha. “Nếu nông dân thấy giá lúa thị trường thấp, không bán thì công ty cho gửi kho miễn phí trong vòng 30 ngày để chờ giá tốt” – ông Phương nói.
Theo nhiều nông dân ở Đồng Tháp, lâu nay chương trình thu mua tạm trữ không tới được tay họ. Nay nếu ý tưởng của ông Lê Vĩnh Tân được thực hiện, nông dân sẽ là người được hưởng lợi nhiều nhất.
Ông Lê Vĩnh Tân – Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp cho biết, ông có ý tưởng muốn thành lập thí điểm ngân hàng lúa gạo tại tỉnh này. Theo đó, nếu ngân hàng này được thành lập, khi có hợp đồng tiêu thụ, đến mùa thu hoạch, nông dân gửi lúa vào kho của doanh nghiệp, khi nào thấy giá phù hợp thì bán. Tại kho, doanh nghiệp sẽ cấp phiếu thu và nông dân có thể cầm phiếu thu đó thế chấp vay tiền, hoặc trả nợ ngân hàng.
Khi nào thấy giá lúa cao, nông dân đặt lệnh bán thì doanh nghiệp có trách nhiệm trả tiền cho nông dân qua ngân hàng. Lúc đó ngân hàng sẽ trả lại tiền cho người dân theo phiếu thu đã giữ. Phần doanh nghiệp, sau khi nhận lúa của nông dân thì được toàn quyền tạm trữ hay bán đi mà không cần đợi ý kiến của nông dân.
Trao đổi với phóng viên, ông Tân nói, người dân vùng ĐBSCL cứ sau mỗi vụ thu hoạch lại không có chỗ chứa lúa, thường phải bán tại ruộng và giá khi thấp khi cao. Trong khi đó, doanh nghiệp cũng rất cần mua lúa nhưng họ thường thiếu lượng tiền mặt. Họ sẽ phải chờ chủ trương của Chính phủ hỗ trợ thu mua tạm trữ, hoặc họ phải vay vốn ngân hàng. Nếu doanh nghiệp cam kết mua theo giá từng thời điểm thì họ có quyền lấy số lúa này phục vụ xuất khẩu.
Lúc này, không cần biết số lúa còn nằm trong kho hay không, nhưng nông dân muốn thanh toán ở thời điểm nào thì doanh nghiệp sẽ trả tiền theo giá của thời điểm đó. Doanh nghiệp không cần vay tiền ngân hàng, còn nông dân muốn trả tiền ngân hàng hay muốn vay để sản xuất thì cứ cầm phiếu đến ngân hàng. Khi thí điểm sẽ có ưu đãi đối với doanh nghiệp khi họ vay vốn làm kho bãi, lò sấy.
Nhà nông sẽ hưởng lợi
Về ý tưởng thành lập ngân hàng lúa gạo, ông Lê Vĩnh Tân cho biết, cách làm này có phần giống cách mà Công ty BVTV An Giang đang làm. “Ở Thái Lan, Nhà nước mua lúa của nông dân với giá cao, còn chúng tôi làm ở mức hỗ trợ cho nông dân gửi lúa, rồi nông dân bán theo giá thị trường ở thời điểm nào họ thấy tốt nhất. Đây chỉ mới là ý tưởng, tôi sẽ bàn bạc với các ngành chức năng của tỉnh, nếu được sự thống nhất sẽ làm thì điểm 1-2 nơi, sau đó xem xét hiệu quả rồi mới tính tiếp” – ông Tân nói.
Nông dân cần chỗ gửi, doanh nghiệp cần lúa để xuất khẩu, nếu muốn 2 chỗ này gặp nhau sẽ cần thêm một liên kết từ ngân hàng, tạo thành liên kết nông dân – doanh nghiệp – ngân hàng.
Ông Lê Minh Phương – Phó Giám đốc ngành lương thực (Công ty CP Bảo vệ thực vật An Giang) cho biết, hiện công ty này đang áp dụng chính sách thu mua có một số điểm tương đồng với ý tưởng “ngân hàng lúa gạo” của Đồng Tháp. Vụ đông xuân này, công ty có hợp đồng tiêu thụ với 19.000ha với nông dân, riêng Đồng Tháp là 5.000ha. “Nếu nông dân thấy giá lúa thị trường thấp, không bán thì công ty cho gửi kho miễn phí trong vòng 30 ngày để chờ giá tốt” – ông Phương nói.
Theo nhiều nông dân ở Đồng Tháp, lâu nay chương trình thu mua tạm trữ không tới được tay họ. Nay nếu ý tưởng của ông Lê Vĩnh Tân được thực hiện, nông dân sẽ là người được hưởng lợi nhiều nhất.
GS-TS Võ Tòng Xuân: Cách làm hayLâu nay nông dân Thái Lan khi thu hoạch lúa sẽ gửi vào kho của Nhà nước, gần như là bao cấp. Với cách làm này, Nhà nước lỗ rất nhiều, không phù hợp với điều kiện ở Việt Nam. Việc thí điểm ngân hàng lúa gạo như ý tưởng của Đồng Tháp, tôi cho là hay và hoàn toàn khả thi. Lẽ dĩ nhiên, Nhà nước nên có hỗ trợ khi doanh nghiệp xây dựng kho bãi, lò sấy bằng hỗ trợ lãi suất hoặc những chính sách khác. Nếu thực hiện được mô hình này và nhân rộng ra, việc thu mua tạm trữ như lâu nay là không cần thiết, vì nó không mang lại lợi ích cho người nông dân. Ông Nguyễn Phú Hải - giám đốc một doanh nghiệp lương thực ở Đồng Tháp: Mong sớm áp dụng Tôi rất mong ý tưởng thành lập ngân hàng lúa gạo thành hiện thực. Vấn đề mấu chốt là các ngân hàng cần cùng tham gia với doanh nghiệp, vì ngân hàng là nơi nắm dòng tiền. Nếu hoạt động bằng hình thức này, trong trường hợp người dân đi trả nợ ngân hàng, đồng tiền sẽ không cần bung ra mà sẽ là “dòng chảy” giữa doanh nghiệp và ngân hàng, còn người nông dân chỉ cần lấy phần chênh lệch sau khi ngân hàng khấu trừ nợ. |
0 comments:
Post a Comment