Câu chuyện về đôi đũa và cách ứng xử thông qua đôi đũa

Hôm nay vô tình vào hội những người Việt đang làm việc tại Nhật Bản đọc được bài viết khá hay mà ít ai để ý đến: Nguồn gốc của những đôi đũa và cách xư xử của mỗi con người thể hiện qua việc "sử dụng đôi đũa"

Tại sao người Châu Á sử dụng đôi đũa?

Được phát minh ra cách đây khoảng 4.000 – 5.000 năm tại Trung Quốc, các dụng cụ nguyên thủy đầu tiên được dùng để nấu nướng có hình hài giống đôi đũa (những dụng cụ này hoàn hảo để chạm tới những chiếc nồi nước nóng hoặc dầu sôi) và chúng được làm từ các cành cây nhỏ. Trong khi thật khó để biết được chắc chắn thời kỳ nào, dường như phải mãi cho tới tận năm 500-400 sau công nguyên họ mới bắt đầu sử dụng các vật dụng nhà bếp.


Một yếu tố góp phần cho sự chuyển đổi này là sự bùng nổ dân số tại quốc gia này. Hậu quả là các nguồn tài nguyên, đặc biệt cho nấu ăn trở nên cực kỳ khan hiếm. Điều đó khiến người ta bắt đầu cắt thực phẩm thành những miếng nhỏ để nấu nhanh hơn.

Những miếng thức ăn kích cỡ vừa đủ cho vào miệng khiến cho các con dao nấu bếp trở nên lỗi thời, bởi chỉ còn một số ít để cắt mà thôi. Tuy nhiên, chúng thực sự thích hợp để ăn với đũa, loại đồ dùng được làm từ những nguyên liệu rẻ và dễ dàng sử dụng. Nhờ đó, một xu hướng mới đã nổi lên.


Đôi đũa đầu tiên được sản xuất từ nguyên liệu nào ?
Những đôi đũa đầu tiên thường không được sản xuất từ những nguyên liệu rẻ, như tre, mà làm từ bạc để được sử dụng để phát hiện các vụ đầu độc thức ăn trong suốt các triều đại Trung Quốc. Bằng cách nào ư? 

Các đồ dùng bằng bạc được người thời xưa tin rằng sẽ chuyển thành màu đen nếu chúng tương tác với các độc tố. Thật không may mắn cho những ai tin vào phản ứng này, bạc không chuyển sang màu đen khi nó chạm vào những chất độc tương tự như chất kịch độc xyanyua hay thạch tín. Tuy nhiên, đa phần chắc chắn bạc có thể đổi màu nếu gặp tỏi, hành hoặc các quả trứng thối – tất cả những thứ đó đều giải phóng sulfua hidro, gây ra phản ứng hóa học và làm cho bạc đổi màu.

Cách ứng xử của mỗi quốc gia thông qua việc sử dụng đôi đũa

a. Theo văn hóa truyền thống của người Trung Quốc, cách cư xử của bạn sẽ thiếu đúng mực và thiếu văn minh nếu:
        - Xiên thức ăn bằng đũa.
        - Bới thức ăn để tìm phần. Hành động này được ví như “đào mộ” và được coi là cực kỳ bất lịch sự và khiếm nhã.
       - Gõ nhẹ đũa vào cạnh bát cơm. Hành động này thường được các kẻ ăn xin làm để thu hút sự chú ý công chúng.
        - Trẻ em cầm đũa không chính xác, bởi điều này sẽ phản ánh cách dạy dỗ nghèo nàn của cha mẹ chúng.


b. Theo văn hóa truyền thống của người Nhật Bản, cách cư xử của bạn sẽ thiếu đúng mực nếu:
        - Vắt chéo đôi đũa đặt trên bàn.
        - Dựng đứng đôi đũa chọc vào bát cơm, bởi vì đây là một tập tục dành riêng cho ma chay.
        - Gắp thức ăn cho người khác bằng đũa của mình.

c. Theo văn hóa truyền thống của người Đài Loan, cách cư xử của bạn sẽ thiếu đúng mực nếu:
        - Cắn đũa hoặc để cho đôi đũa nấn ná trong miệng quá lâu.
        - Sử dụng đũa để gắp thức ăn trong một bát súp.
        - Đặt đũa lên bàn. Bạn nên cầm đũa suốt hoặc đặt chúng nằm trên bát cơm.

d.  Theo văn hóa truyền thống của người Hàn Quốc, cách cư xử của bạn sẽ thiếu đúng mực nếu:
        - Dùng đũa trước các bậc cao niên.
        - Đem bát lên gần miệng để và thức ăn.
        - Dùng đũa để ăn cơm trừ khi bạn thuộc tầng lớp dưới. Thay vào đó bạn nên sử dụng thìa.

e. Theo văn hóa truyền thống của người Việt Nam, cách cư xử của bạn sẽ thiếu đúng mực nếu:
        - Đặt đũa hình chữ V sau khi ăn xong. Đây được xem là một điềm xấu.
        - Gắp thức ăn trực tiếp trên bàn. Thức ăn sau khi gắp nên được đặt vào bát trước khi ăn.
        - Đặt đũa ở trong miệng trong khi chọn thức ăn.

1 comments:

  1. Người Hán Trung quốc ăn bột mỳ.
    Người Việt ăn gạo.
    Ai là người dùng đũa?

    ReplyDelete

Similarly with Google+ Comments Counter:
Chung cư Goldmark city hiện đang là dự án HOT với vị trí vàng tại quận Bắc Từ Liêm
http://land24.vn/ban-can-ho-chung-cu-hoang-mai/chung-cu-helios-tower-75-tam-trinh-chi-tu-1-4-ty-can-bds12463